Tìm hiểu về bộ lưu điện UPS và cách lựa chọn UPS phù hợp (PHẦN 2)
Các yếu tố cần cân nhắc để lựa chọn đúng loại UPS
Việc đánh giá loại UPS nào phù hợp nhất cho ứng dụng của doanh nghiệp yêu cầu trả lời được các câu hỏi liên quan đến thiết bị mà doanh nghiệp cần back up, các rủi ro do việc ngừng hoạt động của thiết bị, liệu có sẵn máy phát như một nguồn backup không,…
1. Xác định tải cần backup, từ đó xác định công suất của UPS cần dùng
Bước 1 là cần xác định thiết bị IT hoặc thiết bị điện nào cần UPS cấp nguồn, và công suất cần cho từng thiết bị, từ đó có thể tính toán công suất của UPS. Mức tiêu thụ điện năng của các máy chủ CNTT, máy tính và máy trạm cũng như thiết bị mạng là điểm bắt đầu để đánh giá. Ngoài ra cũng có một số thiết bị khác mà bạn có thể muốn thêm vào danh sách thiết bị cần backup, như các thiết bị IT, các máy POS,…
Cho mỗi thiết bị kết nối với UPS, xác định lượng công suất tiêu thụ (watts) của từng thiết bị. Công suất tiêu thị có thể được tìm thấy trên tem mác của thiết bị hay trong tài liệu của nhà sản xuất. Công suất UPS sẽ là tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị mà kết nối với UPS đó.
2. Tính toán thời gian UPS cần cấp nguồn cho thiết bị
Bước 2 là xác định thời gian mà UPS cần cấp nguồn liên tục trong trường hợp xảy ra sự cố về điện. Nếu bạn đã có sẵn máy phát điện để kéo dài thời gian backup, thời gian yêu cầu backup cần thiết của UPS có thể chỉ khoảng vài phút (chẳng hạn 5 phút) để có thể khởi động máy phát điện an toàn.
Mặt khác, mục tiêu chính là có đủ thời gian (5-10 phút) để có thể tắt máy chủ, máy trạm an toàn nhằm tránh mất dữ liệu.
Hoặc, với một số ứng dụng khác, như mạng lưới Internet, bạn có thể cần tới 1 – 2 giờ để đảm vượt quà hầu hết các lần ngừng hoạt động.
Cần nhớ rằng, nhìn chung, bạn càng kết nối nhiều thiết bị với một UPS thì thời gian chạy tổng thể của nó càng ngắn. Một giải pháp thay thế là sử dụng UPS riêng biệt cho các ứng dụng nhất định.
3. Xác định số lượng cổng đầu ra cần thiết
Tính toán số lượng thiết bị cần kết nối với UPS, và đảm bảo UPS có đủ số lượng cổng đầu ra tương ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm thiết bị phân phối nguồn (PDU) để cấp thêm cổng ra.
Một số mã UPS cũng bao gồm các đầu ra chỉ hỗ trợ chống sét lan truyền. Những cổng ra này không cấp được pin dự phòng. Bạn cần đảm bảo hiểu rõ các tính năng của UPS mà bạn đang cân nhắc mua, rằng nó có đủ cổng kết nối với hệ thống ắc quy ngoài.
4. Xem xét các yêu cầu lắp đặt UPS
UPS có rất nhiều lựa chọn về kích thước, hình dáng. Dạng tower là loại UPS độc lập, có thể đặt sàn, trên bàn, thường dùng để cấp nguồn dự phòng cho máy tính, máy chủ trong môi trường văn phòng.
UPS dạn rack-mount là loại được thiết kế có thể lắp đặt vào các rack IT tiêu chuẩn 19 inch, cùng với các thiết bị IT khác. UPS rack-mount cũng có nhiều kích thước khác nhau, chiều cao được đo bằng bao nhiêu khe thẳng đứng mà nó chiếm trên giá. Mỗi khoảng trống được gọi là "U" và có kích thước 1,75 inch.
UPS sử dụng ắc quy Lithium-ion bên trong thường nhỏ và nhẹ hơn các model tương đương sử dụng ắc quy lead-acid truyền thống, cho phép bạn cung cấp công suất nguồn dự phòng cao hơn với cùng một khoảng không gian, hoặc cùng 1 công suất trong 1 không gian nhỏ hơn.
𝐋𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐞̣̂ 𝐧𝐠𝐚𝐲 đ𝐞̂̉ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐛𝐚́𝐨 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭:
SĐT: 0977464275
Email: huong.tranhoai@aiems.com.vn
𝗧𝗵𝗮𝗺 𝗸𝗵𝗮̉𝗼 𝘁𝗵𝗲̂𝗺 𝗰𝗮́𝗰 𝘀𝗮̉𝗻 𝗽𝗵𝗮̂̉𝗺 𝗘𝗠𝗗 đ𝗮𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮̂𝗻 𝗽𝗵𝗼̂́𝗶 𝘁𝗮̣𝗶:
Website: https://emd.com.vn/
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/emd-distribution-jsc?t=gallery...